Dịch thuật công chứng là gì ?
Khái niệm
- Dịch thuật công chứng là một thủ tục vô cùng quan trọng và thiết yếu trong đời sống hằng ngày hiện nay, là điều vô cùng quan trọng trong thời buổi Việt Nam hội nhập với bạn bè quốc tế, các giao dịch, thủ tục ,giấy tờ nước ngoài thì đều cần phải dịch thuật công chứng.
- Dịch thuật công chứng là thao tác chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, hoặc ngược lại đối với các tài liệu, giấy tờ đã có con dấu pháp lý của cơ quan, tổ chức nào đó. Những văn bản sau khi được dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ sẽ được đem đến Phòng Tư pháp Nhà Nước để chứng thực công chứng bản dịch này có nội dung sát với bản gốc. Ngoài ra trên bản dịch còn phải có chữ ký của biên dịch viên chịu trách nhiệm nên ngành này vô cùng là khó khăn.
Hình thức chứng thực bản dịch
- Hiện tại, pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định có 3 hình thức chứng thực bản dịch:
1 – Chứng thực bản dịch của các văn phòng công chứng tư nhân.
2 – Chứng thực bản dịch của Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.
3 – Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật.
- Văn bản dịch thuật công chứng được chứng thực bằng một trong 3 cách trên đều có giá trị về mặt pháp lý. Tuỳ trường hợp mà bạn sẽ chọn loại hình nào phù hợp với mình.
Việc công chứng bản dịch
- Dựa vào điều 61 của luật công chứng thì việc công chứng bản dịch diễn ra như sauĐiều 61. Công chứng bản dịch
1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
4. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch - Đây là một lĩnh vực khó và rất kén người làm, vì vậy hãy chọn những công ty hay đơn vị dịch thuật uy tín nếu bạn cần dịch thuật công chứng nhé
XEM THÊM:
THỦ TỤC VỀ SAO Y CÔNG CHỨNG TÀI LIỆU
Các lễ hội nổi tiếng ở Nhật Bản